FOUNDATION: THE MIND

Source: tumblr

Source: tumblr

“The only journey is the journey within.”- Rainer Maria Rilke

Câu nói trên của thi hào và tiểu thuyết gia người Áo Rainer Maria Rilke hẳn để lại trong chúng ta nhiều suy nghĩ sâu sắc. Tạm dịch nó là “Cuộc hành trình duy nhất là cuộc hành trình vào bên trong.”

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng trò chuyện và trao đổi kĩ hơn về “The Mind” - Tâm.

Series “The Foundation” này được thực hiện bởi mong muốn cung cấp cho các bạn đọc, những độc giả trung thành và yêu mến của Mr. Blanc những quan niệm chuẩn, những tri thức then chốt trong việc xây dựng một con người. Và hơn hết, “The Foundation” là những cốt lõi để chuẩn bị cho chuyến đi dài nhất và duy nhất của mỗi chúng ta: Cuộc đời.

Trong số đầu tiên, tôi có nhắc tới khái niệm về Nội lực (3T) bao gồm: Tâm, Thân và Trí. Vì sao Tâm lại đứng đầu trong danh sách này? Và ta nên hiểu Tâm (trong Tâm trí hoặc Nội tâm) là gì?

Theo Bách khoa toàn thư mở (*), Tâm chỉ toàn bộ sinh hoạt và hiện tượng của các khía cạnh nhận thức. Còn theo Phật giáo, Tâm được coi là chủ của mọi hoạt động tinh thần của con người, bao gồm cả ý (năng lực suy nghĩ) và thức (năng lực biện biệt đối với các hiện tượng). Thêm vào đó, Nho giáo thời cổ đại hiểu chữ Tâm là ý thức đạo đức. Trong Nho giáo, Khổng Tử dạy mọi người phải tự tỉnh (xét mình), nội tỉnh (xét nội tâm). Còn Mạnh Tử chủ trương dưỡng tâm: Tâm chứa đủ các đầu mối của nhân, nghĩa, lễ, trí. Từ các dẫn chứng trên, chúng ta thấy được tầm quan trọng của Tâm và vị trí đứng đầu của nó ở Nội lực (3T). (**)

Với quan điểm của Mr. Blanc, chúng tôi cho rằng, Tâm cần phải trong sáng, suy nghĩ hướng thiện, luôn tích cực và an vui.

Vì sao lại như vậy?

Câu trả lời rất đơn giản, vì đó là quan niệm chuẩn. Không có đúng và sai, mà chỉ có chuẩn hay không chuẩn. Vì đây là bài viết về Tâm, nên nội dung sẽ có phần tương đồng với Đạo đức và Tôn giáo. Bản chất của hai quan niệm này đều hướng con người ta đến cái thiện, cái tốt và tránh xa những điều xấu, việc làm và suy nghĩ xấu.

Tâm ta cần:

  • Trong sáng như trẻ thơ, vì thế ta sẽ giữ được tính thiện.

  • Cần tích cực. Tích cực là đi thuận với những điều ta muốn, và những người ta yêu thương muốn.

  • Cần an vui vì đó là ngôi nhà của thế giới bên trong. Nhà ta có an vui thì chúng ta mới biết trân trọng chính mình.

Ta biết trân trọng chính mình thì ta mới biết cách trân trọng những người khác.

Tâm ta tránh:

  • Suy nghĩ xấu: vụ lợi, ích kỉ, nhỏ nhen, bon chen và khôn vặt.

  • Tiêu cực: Suy nghĩ ngược lại với những gì ta muốn và ngược lại với những gì người khác muốn.

  • Xáo trộn, hay rối bời. Khi tâm ta rối, ta sẽ mất kiểm soát và bình tĩnh. Khi đó chúng ta sẽ ở trong trạng thái rất bất lợi.

Ngay từ trong cái tên, Mr. Blanc có nghĩa là “người đàn ông Trắng”. Những quý ông “mặc suit trắng”, suy nghĩ hướng thiện và muốn trao đi giá trị tích cực cho cộng đồng. Ngược lại, ở đời luôn có kẻ này người kia. Sẽ luôn có những gã người xấu, những gã “mặc đồ Đen” và tự coi Tâm của mình mới là “chuẩn”, mới là “hướng thiện”. Những kẻ đó có lý lẽ và lý tưởng sống riêng và đi ngược lại với số đông chúng ta.

Đó là hai mặt của cuộc sống, cái tốt và xấu luôn song hành. Nó giống như ánh sáng và bóng đêm. Nhiệm vụ của chúng ta, những “quý ông, quý bà và quý cô suit trắng”, là giữ cho Tâm ta sáng, giữ cho chúng ta luôn là Mr. or Ms. Blanc nhé!

Và một khi, chúng ta rèn luyện tốt, và làm chủ được nội tâm của mình. Chúng ta có nội tâm luôn tích cực. Điều này sẽ là khai mở, là tiền đề để ta làm bất cứ việc tốt nào ta muốn cho đời.

Để kết thúc số “Tâm” lần này, JKH xin kể cho các bạn nghe một Case study:

SƯỚNG KHỔ DO TÂM THẾ

Vào một chiều thứ sáu nọ, tôi qua nhà một người chị chơi. Nhà mới chuyển tới, nội thất còn rất mới và mang tone màu trắng chủ đạo. Ở nơi phòng khách, nhìn ra ngoài sân là hàng cây cỏ xanh mát bao quanh.

Ngồi trên ghế sofa, sau khi ăn miếng bánh và uống ngụm trà, chị ta chia sẻ về cuộc sống hiện thời. Qua lời kể, chị ta nói về những khó khăn trong đời sống hẹn hò. Và, chị cũng chia sẻ quan điểm về hôn nhân của chị. Tư tưởng của người phụ nữ này, là giờ chưa muốn kết hôn.

Chị chia sẻ: “Theo em, trong một mối quan hệ nam và nữ chưa có kết hôn và ràng buộc pháp lý, hai người họ đang chung sống rất hòa hợp và hạnh phúc. Nếu đột nhiên họ kết hôn, ngay lập tức cuộc sống của họ sẽ có ràng buộc, và thế là tình cảm gia đình của họ sẽ đi xuống.”

Lúc đó, tôi nghe và mỉm cười - “It’s the mind game”. Đây là trò chơi về tâm thế (trò chơi tư duy).

Phân tích quan điểm người chị: Cuộc sống của hai người nam, nữ đó vẫn vậy. Họ vẫn sống trong căn nhà đó với nhau. Họ vẫn là họ, có thói quen và cuộc sống cũ. Duy chỉ có “danh xưng” là khác, nếu kết hôn là thành vợ - chồng. Và thế là họ có suy nghĩ về gánh nặng và ràng buộc. Và gánh nặng sẽ làm cho mối quan hệ hết “vui”.

Tất cả những suy nghĩ và quan điểm trên đây của người phụ nữ này, đều là do tâm thế. Chị ta quan niệm rằng, nếu cuộc sống có ràng buộc là sẽ không tự do, không hạnh phúc; chỉ vì hai chữ “kết hôn”. Hẳn trong chúng ta, ai cũng có một sự ràng buộc nào đó mà chính chúng ta tạo ra. Chính chúng ta làm mất đi sự hạnh phúc tự nhiên của ta, do tâm thế của mình.

Cám ơn mọi người đã theo dõi số lần này. Hẹn gặp lại vào các số sau.

Best Regards/ Trân trọng,

JKH

DẪN NGUỒN THAM KHẢO:

(*): Wikipedia

(**): Vtudien

MR BLANCComment